Quy mô: 546 tỷ đôla
Đội ngũ nhân viên: 63.300 người
Lời khuyên: nói không với nghiên cứu thị trường và khảo sát nhóm khách hàng tập trung. Steve Jobs là một doanh nhân kiệt xuất của thời đại, một con người trí tuệ, sáng suốt và có tầm nhìn xa trông rộng. Ông cho rằng nghiên cứu thị trường và khảo sát nhóm khách hàng tập trung sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của doanh nghiệp. Bằng trực giác sắc bén, Steve Jobs nhận ra tiềm lực của các ngành công nghệ mới nổi, gắn kết chúng với nhau để sáng tạo nên những sản phẩm thay đổi cả thế giới như iPhone, iPad. 2. Bill Gates Công ty: Microsoft Doanh thu: 69,9 tỷ đôla Quy mô: 273,5 tỷ đôla Đội ngũ nhân viên: 90.000 người
Lời khuyên: Hãy tìm kiếm những người thực sự có đầu óc và xây dựng nhiều nhóm nhân viên nhỏ. Tỷ phú Bill Gates là một trong những doanh nhân hiếm hoi từng hai lần thay đổi thế giới với cuộc cách mạng máy tính và nỗ lực chung tay giải quyết các vấn đề y tế, giáo dục toàn cầu. Ông chia sẻ bí quyết để thành công đó là hợp tác với những người có trí tuệ và đáng tin cậy. 3. Fred Smith Công ty: FedEx Doanh thu: 39,3 tỷ đôla Quy mô: 30 tỷ đôla Đội ngũ nhân viên: 255,573 người
Lời khuyên: Hãy để các quản lý hàng đầu trở thành những cánh tay phải đắc lực. Ông chủ của hãng vận tải lớn nhất thế giới FedEx từng là một trung đội trưởng trong Hải quân Mỹ tại chiến trường Việt Nam những năm 1967-1969. Sau đó ông còn làm công tác kiểm soát không lưu. Fred Smith- người đưa đường cho các doanh nghiệp lớn nhỏ tới những mảnh đất xa xôi luôn căn dặn cấp dưới của mình rằng chìa khoá của thành công là biết khai thác, phát huy và tôn vinh những quản lý hàng đầu. 4. Jeff Bezos Công ty: Amazon Quy mô: 84 tỷ đôla Doanh thu: 48,1 tỷ đôla Đội ngũ nhân viên: 56.200 người
Lời khuyên: Hãy thường xuyên lánh mặt khỏi công ty. Sau khi bỏ việc tại New York, Jeff Bezos chuyển đến Seattle và lập nghiệp trên mảnh đất của những nhà phát triển phần mềm máy tính. Năm 1994, ông thành lập công ty Amazon và phải mất 6 năm mới thu được lời lãi. Thật đáng ngạc nhiên, Benzos không hề vội vã xúc tiến lợi nhuận hay mở rộng quy mô công ty mà bản thân lại thường xuyên im hơi lặng tiếng. Ông giải thích điều này giúp ông ít bị làm phiền bởi văn phòng hay các cuộc điện thoại. Ông có thời gian riêng để quan sát hành vi của các khách hàng, hệ thống tin tặc và có những phát kiến mới. 5. Larry Page và Sergey Brin Công ty: Google Doanh thu: 37,9 tỷ đôla Quy mô: 203,2 tỷ đôla Đội ngũ nhân viên: 32.500 người
Lời khuyên: Đừng tiết kiệm chi phí đổi mới. Ông Larry Page và cộng sự của mình- Sergey Bin đã chi tới 11,8 tỷ đô vào việc đổi mới các dịch vụ và nghiệp vụ nhân viên trong 3 năm qua. Sự đầu tư mạnh bạo của họ đã mang lại những nguồn lợi nhuận khổng lồ cho công ty. Chỉ trong quý IV của năm 2011, doanh thu của Google vượt mức 10 tỷ đôla. Mỗi ngày trôi qua, trang web Google phục vụ tới 2,5 tỷ lượt tìm kiếm của người dùng. 6. Howard Chultz Công ty: Starbucks Doanh thu: 11,7 tỷ đôla Quy mô: 40 tỷ đôla Đội ngũ nhân viên: 149.000 người
Lời khuyên: Hãy dám thay đổi những lề thói cũ. Hãng Starbucks từng được nhắc đến như một nạn nhân của cuộc đại khủng hoảng kinh tế với những thay đổi lớn trong thói quen tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, CEO Howard Schultz đã nỗ lực đưa hãng trở lại vị trí hàng đầu, sau một khoảng thời gian dài đối mặt với nguy cơ phá sản. Điều ông đã làm đó là thay đổi toàn bộ hệ thống quy định về tài chính cũ, nâng cao tính hiệu quả và tập trung của công ty. Người lãnh đạo 58 tuổi này khẳng định rằng ông có thể làm những điều mà hầu hêt các nhà sáng lập nói không. 7. Mark Zuckerberg Công ty: Facebook Doanh thu: 3,71 tỷ đôla Quy mô: 75-100 tỷ (Số liệu ước tính) Đội ngũ nhân viên: 3.200 người
Lời khuyên: đón nhận cả những điều hoang tưởng Facebook đi vào hoạt động trong ngày sinh thứ 28 của người sáng lập ra nó- Mark Zuckerberg. Mạng xã hội lớn nhất mọi thời đại này đã mang lại doanh thu hàng tỷ đô và mở rộng quy mô công ty. Thế nhưng từng có thời người ta gọi Zuckerberg là một doanh nhân hoang tưởng. Ít ai ngờ rằng bằng hàng loạt những cách tân, nhà lãnh đạo trẻ đã khiến Facebook trở thành một trong những nhà thống trị của thế giới ảo. 8. John Mackey Công ty: Whole Food Doanh thu: 10,1 tỷ đôla Quy mô: 15,5 tỷ đôla Đội ngũ nhân viên: 56.200 người
Lời khuyên: Mục tiêu tạo nên nguồn cảm hứng. Năm 1978, John Mackey cùng bạn gái Renee Lawson mở tiệm đồ ăn chay đầu tiên của họ tại Austin. Họ có một ước vọng hết sức khiêm tốn: kiếm tiền, thoả đam mê cá nhân và giúp mọi người sống khoẻ nhờ ăn uống hợp lý. Ngày nay, Whole Food không còn là một tiệm ăn nhỏ nữa mà đã trở thành một tập đoàn thực phẩm hữư cơ hàng đầu thế giới. Tất cả xuất phát từ mục tiêu bán ra những mặt hàng hữu cơ tự nhiên chất lượng tốt nhất, làm hài lòng khách hàng. 9. Herb Kelleher Công ty: Southwest Airlines Doanh thu: 15,6 tỷ đôla Quy mô: 6,4 tỷ đôla Đội ngũ nhân viên: 45.392 người Lời khuyên: Coi khách hàng là thượng đế Ra đời vào năm 1971, Southwest Airlines không phải là hãng hàng không nội địa lớn nhất nước Mỹ, nhưng lại là thống soái trên thị trường hàng không giá rẻ. Ông chủ của hãng- Herb Kelleher tin rằng công ty mình có thể vừa áp dụng mức phí vận chuyển thấp, duy trì chế độ dịch vụ tốt mà vẫn đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ. Để biến điều này thành hiện thực, ông cẩn thận lựa chọn đội ngũ nhân viên và tạo ra môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau. Họ được đào tạo nghiệp vụ chuyên nghiệp, và có trách nhiệm với công việc. Nhờ đó, khách hàng đến với công ty luôn cảm nhận được chất lượng dịch vụ ưu việt và được đối xử như thượng đế. Cùng với chi phí không cao như các hãng khác, Southwest Airlines nhanh chóng là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều khách hàng. 10. Narayana Murthy Công ty: Infosys Doanh thu: 6 tỷ đôla Quy mô: 32 tỷ đôla Đội ngũ nhân viên: 145.088 người
Lời khuyên: Tận tâm với công việc và đồng tiền sẽ tự tìm đến bạn. Murthy là một trong những nhà tư bản thành công nhất Ấn Độ cũng như trên toàn thế giới. Ông đã tạo ra cuộc cách mạng trên lĩnh vực phát triển phần mềm và tận dụng tài nguyên quốc tế- điều mang lại cho nền kinh tế Ấn Độ hàng tỷ đôla. Bài học quan trọng trong cuộc đời ông đó là hãy chăm chỉ làm việc và chấp nhận hi sinh nhiều thứ như xa gia đình, vất vả một mình. Rồi ngày mai, trời không phụ lòng người có công. 11. Sam Walton Công ty: Wal-Mart Stores Doanh thu: 446,9 tỷ đôla Quy mô: 36,5 tỷ đôla Đội ngũ nhân viên: 2 tỷ người
Lời khuyên: Hãy mang đến cho mọi người những gì họ mong muốn. Để mang lại những món hời khổng lồ cho tập đoàn Wal-Mart Stores, Sam Walton luôn cố gắng hết sức mình làm vừa lòng người tiêu dùng và giữ chân họ lâu dài. Ông tạo sức ép lên hệ thống sản xuất nhằm tăng hiệu quả hoạt động, làm nên những sản phẩm giá cả phải chăng, chất lượng tốt với chi phí đầu vào thấp nhất có thể. Sam Walton chính là nhà lãnh đạo tiên phong cho cuộc cách mạng thay đổi lề thói sản xuất cũ, làm nên những quy luật kinh doanh và mang lại sự hiệu quả cho thế giới bán lẻ. 12. Muhammad Yunus Công ty: Grameen Bank
Lời khuyên: Những món quà nhỏ có thể mang lại giá trị lớn lao. Muhammad Yunus từng là giảng viên kinh tế tại một trường đại học ở Bangladesh. Chứng kiến cuộc sống đói nghèo thống khổ của người dân nơi đây, ông đã khao khát làm một điều gì đó cho họ. Vay 27 đôla từ ngân hàng thành phố và bắt đầu từ việc kinh doanh nhỏ lẻ, sự nghiệp của ông cũng dần nở hoa.Yunus tiếp tục mang tiền của mình hộ trợ người dân các vùng khác làm ăn kinh tế. Mỗi nơi được Yunus bảo trợ, không ít người đã thoát cảnh đói nghèo. Ông đoạt giải Nobel hoà bình vào năm 2006 bởi đã cứu đỗi cuộc đời của hơn 73 nghìn người Bangladesh.(Theo Internet)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét