+084 98 504 7377 hangpham9890@gmail.com

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Kỳ quan ruộng bậc thang Banaue

02:34

Share it Please


Đất nước Phillipines không chỉ nổi tiếng với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, thiên đường Boracay đẹp hút hồn mà còn bởi tuyệt tác thiên nhiên trên núi cao Cordilleral, phía bắc đảo Luzon. Kỳ quan ruộng bậc thang Banaue được tạo bởi bàn tay con người từ cách đây từ 2.000 năm đến 6.000 năm tại vùng Ifugao. Với cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục, đặc biệt là vào mùa lúa chín và mùa nước đổ, nơi đây được các phượt thủ tôn sùng là “Kỳ quan thiên nhiên thứ 8″ của thế giới.



Banaue giống như một khu vườn treo khổng lồ trên đỉnh núi. Khác với những cánh đồng thẳng cánh cò bay miền đồng bằng, ruộng bậc thang ở đây xếp chồng, uốn lượn mềm mại dọc theo sườn núi cao như những bậc thang bắc lên mây xanh. Vào mùa lúa chín, cả một không gian vàng ươm ngút tầm mắt tạo nên khung cảnh đẹp ngoạn mục như tranh vẽ. Còn vào mùa nước đổ, dưới ánh nắng mặt trời, từng bậc thang xâm xấp nước lấp lánh, phản chiếu bóng người, mây trời khiến vẻ đẹp ngày thường tăng lên bội phần.


Thời gian thích hợp để tới chiêm ngưỡng ruộng bậc thang Banaue là vào khoảng tháng 6 – mùa thu hoạch khi lúa chín vàng trên khắp các sườn đồi. Bạn sẽ có những tấm ảnh cực kì đẹp và ấn tượng để làm kỉ niệm khi đến du lịch tại đây.

Banaue nằm ở độ cao 1.500m so với mặt biển và trải dài trên một diện tích lên tới 10.360 km2. Tổ tiên của người dân bản địa trên núi Cordillera đã sử dụng một hệ thống thủy lợi đặc biệt độc đáo và hiệu quả để phục vụ hoạt động tưới tiêu với nguồn nước lấy từ những khu vực rừng nhiệt đới gần đó. Mọi hoạt động xã hội, canh tác, lễ hội đều gắn liền với từng mét vuông trên những dải ruộng bậc thang này.

Từ năm 2001, trước những nguy cơ bên ngoài tác động, UNESCO đã đưa ruộng bậc thang Banaue vào danh sách các di sản đang có nguy cơ bị đe dọa, do sự pha trộn của các nền văn hóa khác nhau, các yếu tố kinh tế và chính trị đã ảnh hưởng nhiều đến các giá trị truyền thống cốt lõi ở Ifugao.

Nơi đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, du lịch Banaue ngày càng được nhiều người quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là sau khi những bức ảnh đẹp tuyệt về mùa lúa chín hay mùa nước đổ được các nhiếp ảnh gia chia sẻ trên các mạng xã hội.


Từ Manila, du khách có thể mua vé xe bus chất lượng cao đường dài tới Banaue và sẽ mất khoảng 9h cho quãng đường gần 400km.

Canh tác ruộng bậc thang là hình thức canh tác độc đáo ở vùng Đông Nam Á nhưng không nơi nó lại nào ngoạn mục và mang hình thức nghệ thuật độc đáo như ruộng lúa bậc thang Banaue ở Philippines.

Ruộng bậc thang Banaue của Philippines thường được gọi là “ kì quan thứ 8 của thế giới ” bởi mức độ quy mô và chiều cao đáng kinh ngạc. Với chiều cao 1.500 m so với mực nước biển và chiều dài trên 10.360 km2, người ta nói Banaue có đủ khả năng bao quanh một nửa thế giới nếu như điểm kết thúc không phải là trên sườn núi. Bên cạnh ruộng bậc thang Banaue còn có 4 ruộng bậc thang khác tương tự ở Ifugao là Batad, Mayogao, Hapao và Kiangan.

Những thửa ruộng bậc thang được bộ lạc người Ifugao chạm khắc vào trong sườn núi khoảng 2.000-3.000 năm trước đây, để trồng lúa, cây lương thực chính của họ cho đến ngày hôm nay. Đằng sau mục đích canh tác chính, ruộng lúa bậc thang của người Ifigao còn được xem là một trong những kì công kĩ thuật lớn nhất của nhân loại, một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời chưa từng có nơi đâu.

Thực tế người Ifugao đã làm điều này với hai bàn tay trần, thực hiện bằng những công cụ thô sơ, khiến cho người ta kinh ngạc về sự quy mô của chúng. Những thửa ruộng bậc thang này kéo dài về phía đông bắc Cagayan và về phía nam Quezon của Philippines. Với một hệ thống thủy lợi cổ xưa, những con suối trong khu rừng nhiệt đới chảy xuống ruộng lúa cung cấp một lượng nước dồi dào.

Sự biến đổi khí hậu, kèm theo động đất nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi và gây ra xói mòn. Đây là một trong những mối đe dọa đến sự tồn tại của ruộng lúa cổ ngàn năm tuổi này. Vì vậy mà hiện nay chính phủ Philippines cũng như những công dân nơi đây đang rất quan tâm đến vấn đề cấp bách bảo tồn.

Thuê thêm một hướng dẫn viên du lịch địa phương cũng rất cần thiết, để họ giúp bạn đến với ngôi làng và tìm ra lối đi đơn giản nhất. Còn nếu không thì khá là vất vả cho bạn, vì chiều cao trung bình của ruộng bậc thang Banaue là khoảng 10m.

Du khách có thể lên kế hoạch chọn lựa cho mình chuyến đi rộng hơn xung quanh các dãy núi. Tour du lịch Banaue bao gồm chuyến tham quan những ngôi làng gần đó như Batad và Bangaan. Đặc biệt Batad là một ngôi làng xinh đẹp nằm giữa ruộng lúa bậc thang. Nơi đây sẽ mang đến cho bạn những quang cảnh ngoạn mục, cơ hội viếng thăm thác nước và những ngôi nhà sàn truyền thống của người Ifugao.

Điểm đặc biệt của ruộng bậc thang Banaue là nó được tạo ra chủ yếu bằng 2 bàn tay trần với những công cụ thô sơ của người Ifugao, nên có thể coi đây là một trong những kì công kĩ thuật lớn nhất của nhân loại, một kiệt tác kiến trúc tuyệt vời chưa từng có nơi đâu.

Để có cái nhìn tuyệt vời nhất về những thửa ruộng bậc thang của người Ifugao đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1995 này, cách tốt nhất là bạn nên đi dạo trên đó. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh quan ngoạn mục, viếng thăm những thác nước và những ngôi nhà truyền thống của người Ifugao.

Trên những núi cao khoảng 1.000m, những khu ruộng bậc thang ở Banaue xanh rì màu mạ non mới cấy. Từ điểm cho phép ngắm nhìn, hình ảnh những người cấy lúa chỉ còn là những chú kiến nhỏ màu đen. Nếu làm một phép so sánh, ruộng bậc thang Banaue hơn hẳn ruộng bậc thang Bắc Hà bởi sự đồ sộ và hoành tráng.




Ruộng bậc thang ở Banaue, Philippines vừa mới cấy.

Tôi bắt chuyến xe chất lượng cao cạnh trường đại học Santo Tomas khởi hành lúc 22 giờ để đi thành phố Ifugao, nơi có ruộng bậc thang Banaue được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đến thị trấn Ifugao thuộc đảo Luzon lúc 6 giờ sáng. Tôi và các bạn Tây thuê chung xe Jeepny đi vào trung tâm thị trấn nằm cách bến xe khoảng 4km và mỗi người mất 1 USD.

Ruộng bậc thang Banaue xuất hiện tại Philippines cách đây 2.000 năm. Nằm trên địa hình đồi núi nên người Batad cần phải cải tạo mặt bằng để trồng lúa sinh sống. Họ đục đẽo và cải tạo sườn núi bằng các công cụ thô sơ hoặc bằng tay để tạo ruộng bậc thang Banaue như ngày nay. Ruộng bậc thang Banaue được xẻ từ những quả núi và rộng khoảng 10,360km2.

Nguồn nước len lỏi từ ruộng trên cao xuống ruộng thấp hơn được dẫn từ một con suối trong rừng nằm ở phía trên các ruộng cao. Tôi đến đây khi người ta mới cấy lúa xong nên phủ trên các ruộng bậc thang chỉ là một màu xanh bất tận. Tôi thầm nghĩ không biết Banaue đẹp như thế nào đây khi những cây lúa trên ruộng kia chuyển sang một màu vàng ươm vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch. Đối với người Philippines, Banaue được xem như là kỳ quan thứ 8 của thế giới.

Ruộng bậc thang Banaue được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995. Nếu làm phép so sánh, ruộng bậc thang ở Bắc Hà đẹp hơn ở độ trải dài đồng đều trên một vùng diện tích lớn, nhưng thua xa Banaue ở độ hoành tráng.

Ruộng bậc thang Batad cũng nằm trong cụm Banaue do UNESCO công nhận di sản thế giới và cách Banaue chỉ khoảng 15km. Đường đi vào thật khó với nhiều ổ gà xuất hiện, đường lại dốc và bụi mù trời. Cảm giác rất vui khi chủ nhân trên các xe chiếc Jeepny nhường đường cho nhau ở các khúc quanh, họ hồ hởi chào nhau và cùng nhau động viên vượt khó. Ngồi trên đoạn đường này tôi đang thả hồn mình vào cảm giác ngày xưa: chuyến công tác của tôi đi từ Điện Biên Phủ qua Sa Pa bằng những cung đường rừng giống thế này. Mất 1 giờ 15 phút tôi mới đến được lối đi vào ruộng bậc thang Batad.

Chủ chiếc “honda ôm” trao cho tôi một chiếc gậy. Thì ra ruộng bậc thang Batad nằm trong một thung lũng, muốn đi đến đó phải xuống dốc ven theo một quả núi và gậy giúp tôi đi dễ hơn.

Nằm giữa màu xanh bát ngát của ruộng bậc thang là những bản làng của người Batad. Một vài khói bếp nhà ai đã lên khiến cảnh vật nơi đây thêm tịch mịch u liêu. So với ruộng bậc thang Banaue thì Batad không thể so sánh được về độ hoành tráng và đẹp ngang ngửa với các ruộng bậc thang Bắc Hà.

Điệu hát ru Hudhud

Ở Ifugao, điệu hát ru Hudhud là di sản phi vật thể đầu tiên của Đông Nam Á được UNESCO công nhận vào năm 1995. Điệu hát có từ thế kỷ 17 và chỉ xuất hiện ở các tỉnh miền bắc Philippines. Hàng năm, vào ngày 1.5 tại Kiangan, chính quyền tổ chức thi hát để chọn ra người hát hay nhất năm đó. Điệu hát Hudhud này được nhà nhân loại học Francis Lambrecht mang đi trình diễn quốc tế sau khi nghiên cứu về nó. Hudhud như là một bản hợp ca được trình diễn bởi những phụ nữ trẻ Batad trong các dịp: mùa thu hoạch, đám ma hay đám cưới. Điệu Hudhud có thể được trình bày kéo dài hai đến ba ngày trong các lễ đặc biệt nói trên.



Điệu ru Hudhud bây giờ cũng được trình diễn bởi các cụ ông.

Tôi đến Ifugao không đúng mùa lễ hội Hudhud và cứ nghĩ mình chẳng bao giờ có thể nghe được điệu hát này. Trên đường quay lại thị trấn, tôi thấy đôi vợ chồng Tây đang lắng nghe những người lớn tuổi ngồi ở đầu lối vào thực hiện một bài đồng ca với những tiếng kêu Hudhud phát ra từ miệng họ và tôi biết đây chính là điệu Hudhud. Tôi thật sự không hiểu họ muốn nói về điều gì trong điệu hát đó, nhưng tôi cảm nhận được bài đồng ca đó rất đồng đều, lúc trầm lúc bổng.

Hỏi ra mới biết, thời xưa các cụ là một trong những người hát Hudhud nổi tiếng. Tuổi tác đã cao, nên các cụ quyết định ra đây mỗi ngày để được hát cho du khách nghe và dường như đi tìm lại mình trong quá khứ. Hiện nay ở Ifugao có nhiều bản sao của điệu Hudhud nên ít nhiều làm mất đi giá trị vốn có của điệu hát này.

(Theo SGTT)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét