Đà Lạt thành phố mang nhiều tên gọi thơ mông và gợi cảm
ĐÀ LẠT THÀNH PHỐ MANG NHIỀU TÊN GỌI
THƠ MỘNG VÀ GỢI CẢM
Đã lâu tôi không có dịp để lên TP Đà Lạt nhưng con người, cảnh vật thiên nhiên ban tặng hay do con người tạo dựng thì tôi không bao giờ quên.
Một du khách khi lên tham quan Đà Lạt đó có lời nhận xét về Đà Lạt : Khác với tất cả các thành phố ở nước ta, Đà Lạt được mệnh danh là một thành phố mang nhiều cái tên gợi cảm thơ mộng. Bởi lẽ Đà Lạt đã gây cho người tới đây nhiều ấn tượng sâu sắc. Và, người ta cũng đã cảm thụ Đà Lạt dưới nhiều khía cạnh độc đáo khác nhau. Chính vì vậy mà bản thân địa danh "Đà Lạt" cũng đã được cắt nghĩa theo nhiều cách khác nhau mà tất cả đều được coi là hợp lý. Tôi muốn mời bạn đọc cùng tham gia vào việc tìm hiểu cội nguồn của địa danh "Đà Lạt", thiết nghĩ đó cũng là một việc làm thú vị đối với khách tham quan thành phố du lịch đầy sức hấp dẫn.
Ngoài cái tên gọi Đà Lạt rất đỗi thân quen, thành phố này còn được gọi bằng nhiều tên khác với những nét nổi bật của cảnh sắc thiên nhiên, làm ngây ngất lòng người. Có người gọi Đà Lạt là "Thành phố trên cao nguyên" trong tâm trạng lâng lâng, sảng khoái, hít căng bầu không khí trong lành, mát rượi ở độ cao 1.500 m.
Hình ảnh thanh phố cao nguyên Đà Lạt
Trường CĐSP Đà Lạt trên đồi thông lộng gió của cao nguyên Đà Lạt
Có người gọi Đà Lạt là "Thành phố của rừng thông",coi rừng thông là bản sắc thanh cao của quê hương xứ sở, coi tiếng thông reo là bài ca bất tận của đất nước, non sông.
Rừng thông Đà Lạt
Có người lại gọi Đà Lạt là "Thành phố hoa anh đào", cùng chung cảm xúc với những người gọi Đà Lạt là "Thành phố của mùa xuân vĩnh cửu".
Hoa mai anh đào Đà Lạt
Thu hoạch chè trên cao nguyên Đà Lạt -Lâm Đồng
Đà Lạt còn có một cái tên mang ý nghĩa so sánh với một thành phố hoa lệ nổi tiếng thế giới: " Paris nhỏ" Đà Lạt còn mang nhiều cái tên khác, đó là chưa kể những cái tên mà chính các bạn đọc cũng có thể đặt cho nó khi nguồn cảm hứng về một thành phố đẹp dâng tràn. Tựu trung lại, tất cả những tên gọi đầy gợi cảm ấy dẫn tới một ý kiến thống nhất: Đà Lạt là thành phố du lịch thiên đường, thành phố nghỉ mát tuyệt vời. Từ những tên núi, tên hồ, tên thác, tên hoa, đến những cảnh vật gặp ở Đà Lạt đã để lại cho du khách một ấn tượng sâu đậm về một thành phố giàu chất thơ. Suốt thời gian ở thăm Đà Lạt, chẳng bao giờ du khách phải sử dụng những từ so sánh giống nơi này, giống nơi khác, nghĩa là Đà Lạt rất Đà Lạt và hoàn toàn Đà Lạt."
Thành phố Đà Lạt trong sương mù như ở Châu Âu
Đà Lạt trong sương mù
Có khách du lịch chỉ gọi Đà Lạt là thành phố ngàn hoa và có những nhận xét riêng về hoa của Đà Lạt :Khi đặt chân lên Đà Lạt nằm trên cao nguyên Langbian, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước cảnh sắc thiên nhiên với rừng thông trùng điệp, thác đổ ào ào, suối tuôn róc rách và đặc biệt là các loài hoa. Không có nơi nào trên đất nước ta lại có nhiều hoa như ở Đà Lạt - từ hoa rừng nhiệt đới cho đến các loài hoa phương Đông, phương Tây.
Hoa phương Đông duyên dáng, mềm mại. Tại các vườn hoa trong thành phố hay trong các vườn nhà của tư nhân, du khách có thể nhìn thấy màu hồng của hoa đào, hoa tường vi; màu tím của hoa cúc Nhật Bản, Ngọc Hân; màu vàng của cúc đại đóa, hoa thiên lý, màu đỏ của dâm bụt; màu trắng của hoa sứ, hoa huệ, trà mi ... Về đêm, du khách có thể thưởng thức hương thơm ngào ngạt và dịu dàng tỏa ra từ hoa dạ lan, hoa lài, hoa hồng... làm cho núi rừng cao nguyên càng thêm thơ mộng và quyến rũ. Hoa cúc ở Đà Lạt nở quanh năm. Có tất cả trên 20 thứ cúc khác nhau. Một trong những loài hoa cúc hay được nhắc đến là sans - souci (không vướng ưu phiền - vô ưu) sau đó là hortensia (hoa cẩm tú cầu), pensée, cosmos (bươm bướm), Oeiuet (cẩm chướng), violette (hoa tím), immortelle (hoa bất tử), arum (hoa cuống kèn). Một số loài hoa mang nguồn gốc từ Bắc Mỹ , Mexico , châu Phi hoặc châu Âu nhưng lại có tên Việt Nam hẳn hoi như: hoàng anh (verged’or), thược dược (dahlia), thu hải đường (bégomia rex), mõm sói (gueule de loup), hoa lồng đèn (fuchsia), xác pháo (sauge éclatante), sen cạn (capucine)...Đó là những hoa có nguồn gốc xuất xứ, còn hoa rừng ở Langbian thì nhiều vô kể, vả lại nó vừa lạ vừa đẹp. Trên những khu rừng ven suối, rừng thông trên đỉnh Langbian có biết bao loài hoa phô sắc như anh đào, hoa lan, hoa đỗ quyên, hoa mua, bướm bạc...
Anh đào là loại hoa mọc hoang trong rừng, từ đầu thế kỷ 20 được đem về trồng ở Đà Lạt. Từ đó đến nay, hàng năm cứ vào độ gần Tết, hoa lại nở rộ báo hiệu xuân sang và một năm mới sắp về. Cây anh đào Đà Lạt có tên là prunus cerasoides, có hoa đơn năm cánh giống như hoa mai. Cây anh đào mang đặc tính của thực vật miền ôn đới, đến mùa thu cây trút lá và bước vào thời kỳ nghỉ đông, cây chỉ còn trơ lại những cành hoa anh đào. Năm 1964, Đà Lạt được du nhập thêm giống hoa anh đào Nhật Bản trồng ở ven hồ Xuân Hương nhưng vì nhiệt độ chưa đủ lạnh, độ ẩm còn thấp, thiếu sương mù nên không sống nổi.
Hoa hồng thì có nguồn gốc từ Trung Đông như loại rosa lutea hay di thực từ Trung Quốc vào châu Âu hồi thế kỷ 18 như rosa indicafragans. Ngoài ra, Đà Lạt còn mang nhiều giống hồng mang tên phương Tây như giống Brigide Bardot có màu hồng thắm, ngọt ngào như môi cô tài tử lừng danh nước Pháp. Giống silver star màu tím nhạt thật quyến rũ, giống America màu đỏ tươi rực rỡ, giống Josephine Kennedy màu vàng óng ánh, giống Grace Monaco màu hồng phấn trang đài như hoàng hậu xứ Monaco .
Còn các hoa phương Tây thì từ khi du nhập vào Đà Lạt, mãi cho đến nay vẫn giữ cái tên nguyên thủy của nó như mimosa, lys, glaieul, coquelicot, marguerite, gerbera... Hoa lan ở Đà Lạt có trên 200 loài, trong đó có 5 loài được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới được mang tên Đà Lạt hay Langbian.
Lan ở Đà Lạt được xếp thành 3 loại chính là thổ lan, thạch lan và phong lan. Thổ lan tức lan đất, mọc ở trên bờ suối hay ở những nơi ẩm ướt trong rừng thẳm. Thạch lan tức lan đá, mọc trong khe hay trên núi đá có rêu xanh. Phong lan thì sống cộng sinh trên thân cây khác. Lan còn đặt tên theo hình dáng và màu sắc của hoa, lá hay thân, rễ của nó như hạc đính, bạch hạc, nhất điểm hồng, thủy tiên, tiên hài, hàm lân, kim điệp, long tu, hoàng lan, bò cạp... Đa số những lan vừa kể hay nở trong mùa đông hoặc mùa xuân. Thường thường thì những nhà chơi lan có các loại hoa này để thưởng thức trong dịp Tết. Lan là loài hoa quý được nuông chiều khi nó hội đủ điều kiện về hình dáng và màu sắc. Vì vậy mà các nhà chơi lan ở Đà Lạt, từ trước tới nay đã chi phí không biết bao nhiêu công sức, thời giờ và tiền bạc để tô điểm cho lan. Từ những cây sống cộng sinh trên các thân cây khác trong rừng, lan được con người nhân giống bằng củ và đem bán ngoài thị trường. Ngoài ra, nhiều giống nhập từ nước ngoài về như chateau, sayonara, balkis, oriental legend... đã làm phong phú thêm bộ sưu tập lan của Đà Lạt.
Hoa phong lan Đà Lạt
Lan Hoàng Điệp
Chậu Thạch lan
Ngoài lan ra, trên những đồi hoang, những bãi đất trống, người ta còn bắt gặp các loài hoa dại như me đất, trinh nữ, mắt nai, huệ đất, cúc quỳ, đó là những loài hoa đẹp dễ phát triển. Lại có một số hoa có tác dụng về y dược như bồ công anh, cúc nút áo... vừa đẹp lại vừa có ích cho y học.
Có thể nói ở Đà Lạt, đi đâu cũng thấy toàn hoa và có rất nhiều loài hoa cho nên người ta gọi Đà Lạt là “thành phố ngàn hoa”.Mời các bạn thưởng thức hoa Đà Lạt
Cặp rồng hoa dài nhất Việt Nam trong lễ hội hoa Đà Lạt
Thuyền rồng hoa tại lễ hội hoa Đà Lạt
Bức tranh kết từ 1000 hoa hồng trong lễ hội hoa Đà Lạt
Mô hinh tháp rùa Hồ Gươm kết bằng hoa trong lễ hội hoa Đà Lạt.
Tôn vinh hoa và những người trồng hoa Đà Lạt trong lễ hội hoa
Rồng được kết bằng hoa trong lễ hội hoa Đà Lạt
Binh hoa cao 8 m trong lễ hội hoa Đà lạt
Hàng ngàn sinh viên tham gia kết hoa tạo bình hoa
Các nghệ nhân tham gia tao không gian cho lễ hội hoa Đà Lạt
Hoa dã quỳ Đà Lạt ( hình trên blog của NK )
Hoa bên hồ Xuân Hương Đà lạt ( hình trên blog của NK)
Hoa Cẩm Tú Cầu là một giống hoa phong phú của Đà
Lạt
ElLy với hoa cẩm tú cầu
Vườn hoa Đà Lạt với hàng trăm loài hoa ( Ảnh NK cung cấp)
Chợ hoa Đà lạt
Vườn hoa Đà Lạt
Một khách du lịch lại gọi Đà Lạt là thành phố của âm thanh và du khách đã minh chứng cho mình như sau: Nét độc đáo của Đà Lạt là thác nước xuất hiện ngay ở trung tâm thành phố. Một dòng suối nhỏ với cái tên rất thơ mộng là suối Cam Ly vận chuyển nước hồ Xuân Hương lượn lờ uốn khúc qua nhiều khu phố, như một dải lụa xanh mềm mại, tô điểm cho Đà Lạt thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng. Cách hồ chừng 2 km về phía tây dòng suối đang chảy êm đềm bỗng vấp phải những khối đá hoa cương lì lợm, bướng bỉnh chặn ngang lối đi, nó lồng lên giận dữ, chia nước thành nhiều dòng nhỏ, dồn sức chảy xoáy vàp các khe đá nứt, vượt trào qua các khối đá chặn đường, quyết tìm ra lối đi mới cho mình. Do lượng nước nhỏ, lực phá hủy và vận chuyển yếu dòng suối không đủ sức phá băng các khối đá rắn chắc, nhưng với sức bền bỉ không biết mệt mỏi, dòng nước đã ngày đêm mài giũa làm cho các khối đá trong lòng suối dần dần trở nên tròn trịa, không còn giữ được cái bộ mặt gai góc, sắc cạnh lúc ban đầu. Rồi, với tư thế chiến thắng, dòng nước reo vui, nhảy nhót tung bọt trắng xóa, ào ào trút xuống tầng đá mềm bên dưới, để rồi sau đó lại êm ả trôi trên mặt bằng mới.
Thác Cam Ly không gây ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên mà còn phối hợp hài hòa với những tạo tác tuyệt mỹ của con người, hình thành một khu công viên đầy thơ mộng. Phần đông du khách đều say sưa chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc tráng lệ, những đình, miếu mạo, những chiếc cầu nho nhỏ xinh xinh được đặt vào đúng chỗ mà cảnh sắc thiên nhiên còn khiếm khuyết làm cho các công trình nhân tạo đượm màu sắc huyền ảo, hư hư thực thực. Cũng có những du khách ưa ngồi lặng lẽ hàng giờ trên các mỏm đá nhẵn bóng của thác Cam Ly, thả cặp mắt mơ màng, tìm kiếm những nhánh hoa tím mảnh mai mọc cheo leo trên vách thác, suy tưởng về một mối liên hệ nào đó giữa những cánh hoa rừng và những dòng nước ồn ào chảy xiết. Và, phải chăng chính vì mối liên hệ đó mà những nhánh hoa kia đã mang cái tên kỳ lạ "Xin đừng quên tôi !". Đến đây xin các bạn đừng vội nôn nóng, các bạn hãy cứ suy nghĩ theo cách nghĩ riêng mình để tìm ra lời giải thích về cái tên loài hoa mang tình người này.
Tất nhiên sự hiện diện của một ngọn thác như thác Cam Ly ngay tại trung tâm thành phố Đà Lạt, nghĩa là trên mặt bằng của bình sơn là một trường hợp hiếm thấy và chắc chắn không thể là một ngọn thác cao. Muốn thấy các thác nước lớn phải tìm ở bộ phận sườn của các cao nguyên, nghĩa là ở nơi sông suối đổ từ một bề mặt tương đối bằng phẳng ở trên cao xuống các bề mặt ở bên dưới theo các sườn dốc đứng. Trong những trường hợp này thuật ngữ "thác nước" mới được sử dụng đúng nghĩa, vì ở các "thác nước" dòng nước không còn phải là chảy mà là rơi xuống, đổ xuống, trút xuống.
Nếu bạn chưa thỏa mãn về vẻ hùng vĩ tự nhiên của thác Cam Ly thì mời bạn hãy đi quá khỏi trung tâm Đà Lạt chừng mươi cây số, thăm các vùng ngoại ô của Đà Lạt chắc chắn bạn sẽ phải nhiều lần trầm trồ và sẽ không còn băn khoăn gì nữa với những tên gọi Đà Lạt là "thành phố rau", "thành phố của hoa thơm quả ngọt". Khi nghe vang vang trong không trung tiếng ì ầm, mênh mang, phân biệt với tiếng thông reo vi vút, xin bạn hãy cố dấn thêm một ít bước nữa bạn sẽ phát hiện ra cội nguồn của thứ âm thanh bất tận sẽ phát hiện ra cội nguồn của thứ âm thanh bất tận rất quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên. Đó là các ngọn thác, tạo tác của thiên nhiên vĩ đại.
Chẳng hạn, đi về phía tây bắc, cách trung tâm thành phố chừng 15 km sẽ gặp thác Angkroet cao 18 m, do con sông Đa Dung đổ từ cao nguyên Lâm Viên xuống để hối hả về xuôi, tiếp nước cho sông Đồng Nai. Dáng vóc của thác Angkroet vẫn chưa gây cho con người cảm giác sợ hãi về sự giận dữ của tự nhiên, nhưng cũng đã đủ để tạo ra xúc cảm về núi sông hùng vĩ. Cũng có người lại ca ngợi thác Angkroet là bức tranh sơn thủy hữu tình...
Nếu bạn có thú ngắm thác, say thác nhưng còn chưa toại nguyện về sự phong phú của các thác nước trên bình sơn Đà Lạt thì xin mời bạn tiếp tục tham quan đoạn đường 20, từ rìa cao nguyên Di Linh lên rìa cao nguyên Lâm Viên, chỉ chừng 40 km, bạn sẽ gặp liền một chuỗi bốn ngọn thác. Mỗi ngọn là một thắng cảnh tuyệt vời, với những cái tên nghe ríu ra ríu rít như tiếng chim Cơ tia, Cơ túc của núi rừng Tây Nguyên vậy. Đó là thác Gu Ga , thác Prenn, thác Đa Tan La, thác Pông Gua. Trong đó thác Prenn hình như được nhiều người cho là đẹp nhất và hầu như được chọn làm biểu tượng độc đáo của phong cảnh thiên nhiên Đà Lạt.
Thác Prenn nằm ngay bên đường đi lên Đà Lạt, cao chừng 13 m, xuất hiện như một bức rèm trắng muốt che cửa ra vào của thành phố Đà Lạt. Đến đây các bạn không còn phải nghi ngờ gì nữa là các bạn đã chính thức đặt chân lên cửa ngõ của thành phố Đà Lạt. Đó là tiếng thác nước chảy ì ầm, tiếng thông reo vi vút, mùi nhựa thông thơm nồng, những toà biệt thự kiểu cách, ẩn hiện dưới tán rừng thông thuần loại, không khí mát rượi, thoáng đãng của mùa xuân vĩnh cửu. Đà Lạt, một thành phố hiện đại nhưng vắng hẳn không khí ồn ào, nhộn nhịp của các hoạt động thương nghiệp, công nghiệp mà luôn giữ vẻ yên tĩnh, êm đềm của một thành phố du lịch, nghỉ ngơi... Cột mốc bên đường chỉ 12 km nữa là tới trung tâm Đà Lạt.
Khác với các thác nước khác, chân thác Prenn bị nước rơi mạnh, khoét sâu thành một hàm ếch lớn. Người ta đã khéo nghĩ ra việc bắc một chiếc cầu rất duyên dáng qua dòng suối chảy bên trong hàm ếch để khách có thể dạo chơi luồn lách sau bức rèm nước lóng lánh mầu sắc cầu vồng, ào ạt đổ từ trên sườn núi cao xuống. Qua cầu các bạn thanh niên nam nữ thường giơ tay hứng bụi nước, trao tặng nhau những cánh hoa bay. Họ tranh nhau đuổi theo những cánh bướm nhởn nhơ trên các đồi thông thơ mộng, rồi dắt nhau dạo chơi trên một vườn hoa nhỏ, tạo dáng rất tài tình dưới chân thác hoặc ngồi thoải mái trên các bậc thềm lên nhà nghỉ mà say sưa ngắm cảnh sơn thủy hữu tình. Bức tranh toàn cảnh ở đây là sự kết hợp nhuần nhị giữa trời mây, non nước mà ngọn thác Prenn là một nét chấm phá vô cùng sống động.
Lớn nhất là thác Pônggua. Từ độ cao 40 mét, dòng nước ầm ầm trút xuống, sủi bọt như sôi, tung bụi nước làm ẩm cả một vùng. Cây cối mọc xung quanh thác được tắm sũng bằng hơi ẩm, luôn luôn xanh tốt, khoác trên mình một tấm áo nhung rêu xanh mịn. Các vách đá ẩm là môi trường thuận lợi cho phong lan phát triển đủ các loại. Trên đường 20 đi lên Đà Lạt, khi gặp cầu Đa Nhim, cách Đà Lạt 46 km, qua hơi gió cao nguyên mát rượi bạn sẽ nghe thấy tiếng thác gọi vang xa. Men theo sông, hướng về phía thác gọi bạn hoàn toàn đủ sức đi bộ tới tận chân thác vì khoảng cách chỉ còn độ năm, sáu cây số nữa là cùng.
Thác Voi Đà Lạt
Thác 7 tầng Đà Lạt
Thác Đà Lạt
Thác Cam Ly Đà Lạt (8-1991)
Thác Cam ly mới được tu bổ ( hình NK cung cấp )
Đối với tôi Đà Lạt là thành phố tình yêu. Người Đà Lạt rất mến khách và lịc lãm. Con gái Đà Lạt có nước da hồng bóng như con gái xứ châu Âu rất đẹp và duyên dáng. Đà Lạt là thành phố của bao cặp uyên ương về đây hưởng tuần trăng mật. Các cặp tình nhân trong tuần trăng mật dạo mát trong rừng thông và chụp ảnh lưu niệm. Đà Lạt có Hồ Xuân Hương thơ mộng, có Thung lủng tình yêu, có Hồ Than thở gắn với những câu chuyên tình yêu lãng mãn
Thiếu nữ trên đường phố Đà Lạt
Hồ Than thở Đà Lạt
Thung lủng tình yêu ( Hồ Đa Thiện ) Đà Lạt
Du khách chụp hình tại thung lủng tình yêu - Hồ Đa Thiện Đà Lạt ( tháng 8-1991)
Thung lủng tình yêu Đà Lạt ( hình NK cung cấp)
Một du khách chụp hình kỷ niệm bên Hồ Xuân Hương Đà Lạt ( 8-1991)
Hồ Xuân Hương thơ mộng với nhà thủy tạ(Hình NK cung cấp)
Hồ Xuân hương hoàng hôn
Đây là hồ Tuyền lâm...cảnh ở đây rất đẹp và thơ mộng...có những cặp trai gái chèo thuyền trên sông...một khung cảnh vô cùng lãng mạn...( Hinh NK cung cấp )
Chào thành phố Đà Lạt niềm kiêu hãnh của Lâm Đồng nói riêng Việt Nam nói chung.
Hẹn ngày trở lại Đà Lạt sau những năm xa cách
Đà Lạt thành phố tôi yêu
Ra về nhớ mãi câu kiều Nguyễn Du
"Người ơi gặp gỡ làm chi
Trăm năm có biết duyên gì hay không?"
Cam Ly em ngóng anh trông
Tình ta nhớ mãi mà không phai mờ
( Đà Lạt tháng 8-1991)
Nguồn từ Internet-bạn bè và cá nhân
Địa chỉ của tôi:
Mail : hoangtukhang2003@yahoo.com
Blog: vn.360plus.yahoo.com/hoangtukhang2003
0 nhận xét:
Đăng nhận xét