+084 98 504 7377 hangpham9890@gmail.com

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội-Những dấu ấn không thể quên ( bài blog cũ sang)

18:23

Share it Please

Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội-Những dấu ấn không thể quên

Đăng ngày: 20:10 19-10-2010
Thư mục: Tổng hợp





ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG- HÀ NỘI.NHỮNG DẤU ẤN KHÔNG QUÊN

Trong những đại lễ của dân tộc mà tôi được chứng kiến thì đại lễ 1000 năm Thăng Long -Hà Nội ( diễn ra  từ 1-10 đến 10-10-2010) là đại lễ lớn nhất , hoành tráng nhất và có nhiều sự kiện để lại cho mọi người dân Việt Nam những dấu ấn khó quên.

Sự kiện thứ nhất:
 Một đại lễ có nhiều  kỷ lục Viêt Nam mà khi xem thật lý thú
Mời các bạn xem một số kỷ lục VN trong dịp đại lễ
Đó là "Bức trấn phong chiếu dời đô lớn nhất", được thể hiện trên 2 mặt. Mặt trước là nội dung Chiếu dời đô chữ Hán được thể hiện bằng nghệ thuật thư pháp. Mặt sau là phần phiên âm ra tiếng Việt và tiếng Anh. Phần họa tiết hoa văn trang trí linh vật rồng, phượng, nghê thời Lý cùng 4 mùa trong năm, mang ý nghĩa trường tồn cùng thời gian của tinh thần bất diệt mà Chiếu dời đô để lại.




Bức trấn phong Chiếu dời đô có kích thước phủ bì dài 4,58m, cao 3,85m, nặng gần 5,5 tấn. Phần khung Chiếu dời đô được làm bằng gỗ tự nhiên nhóm 1 (nhóm gỗ quí hiếm), chữ đồng mạ vàng 9999, gò bằng tay, chiều cao chữ 10 cm, được gắn bằng bu-lông nghệ thuật trên 12 tấm gỗ hương, tượng trưng cho 12 tháng theo lẽ tuần hoàn của thời gian.

Cặp áo dài có tên “Ngàn năm hội tụ” do nhà thiết kế Lan Hương (Hà Nội) lên bản vẽ, dưới 100 đôi bàn tay thêu khéo léo của thợ thêu làng nghề Quất Động, theo kỹ thuật thêu gia truyền của cố nghệ nhân Triệu Văn Mão. Cặp áo gồm áo nam thêu hình 1.000 rồng, áo nữ thêu hình 1.000 phượng, mỗi tà áo sau dài 10m, ngang 0,83m, được làm từ 200m lụa tơ tằm Vạn Phúc. Cặp áo dài được công nhận kỷ lục vào đêm 16/9 với danh hiệu "Cặp áo dài thêu rồng phượng nhiều nhất".


Hoa hậu Mai Phương Thúy mặc kiểu áo dài có thân áo được làm từ lãnh Mỹ A, thêu 9 rồng uốn lượn tuợng trưng cho 9 nhánh đồng bằng sông Cửu Long. 9 tà áo còn lại, mỗi tà dài hơn 100m, được làm từ lụa truyền thống và hiện đại của 3 miền đất nước: Vạn Phúc (Hà Nội), lụa Đà Nẵng, Lâm Đồng, Tân Châu (An Giang), Phước Thịnh (TP.HCM). Tổng chiều dài các tà áo cộng lại 1000m, đúng số năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bộ áo này được phong danh hiệu "Chiếc áo dài nhiều tà nhất" vào tối 4/10 tại Trung tâm hội nghị White Palace, TP HCM.



Tác phẩm do anh Lê Minh Ngọc, người có gia đình gắn bó lâu đời với làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) thực hiện được trao danh hiệu"Lọ lộc bình bằng gốm Bát Tràng cao nhất". Lọ độc bình đã được làm trong 30 tháng và cuối năm 2009 hoàn thành bằng chất liệu cao lanh đất sét với nét màu cobalt truyền thống thể hiện họa tiết của cảnh chùa chiền, của cây tùng cổ thụ. Lọ cao 3,4m, đường kính thân lọ 0,98m, nặng 220kg.


Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam - Vietkings vừa công nhận là "Tác phẩm mô phỏng rùa vàng Hồ Gươm bằng chả mực lớn nhất"
Trong vòng 8 giờ, đầu bếp Vũ Văn Vinh và các phụ bếp đã thực hiện các công đoạn xay nhuyễn mực tươi, quết chả để tạo độ dai, nêm gia vị rồi tạo hình rùa bằng cách đắp chả trên một khung tre (nặng khoảng 20kg) và cho vào chiếc nồi hơi to để hấp. Sau khi chín, "cụ rùa" bằng chả mực này được trưng bày thành một tiểu cảnh nổi lên giữa hồ Hoàn Kiếm.



Đây là Cây sanh có thế "Cửu long tranh châu" trồng chậu có bệ, rễ cỏ với chu vi lớn nhất. Nhiều năm trước, sau khi mua cây, ông Bùi Quang Thái (Hà Nội) đã trồng trong chiếc chậu (dài 4,8m, rộng 3m, cao 0,5m) và chăm sóc, uốn nắn theo nghệ thuật bonsai, cây cảnh cổ. Đặc biệt, bộ rễ của cây gây ấn tượng với mọi người không chỉ lớn mà còn lắc lỉu với những hòn đá như được ôm dưới thân cây. Tính về chu vi bộ rễ đo được 9,1m, dài 3,7m, ngang 2m và cao 1,9m. Chiều cao bộ rễ 0,55m. Đến nay (9/2010), cây có chiều cao 3,2m, tính cả chậu chiều cao lên đến 3,7m. Theo kết quả giám định của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, xét theo mẫu vật lấy tại cành cây sanh này cho số tuổi khoảng 152 năm tuổi, như thế tuổi của cây còn phải hơn nữa.




Sự kiện thứ hai :

 Lần đầu tiên Hồ Hoàn Kiếm lung linh huyền ảo trong đêm 1-10 -2010 với kỹ thuật ánh sáng  tia laze và pháo hoa




Hồ Gươm huyền thoại đẹp lung linh dưới pháo hoa-1



Hồ Gươm huyền thoại đẹp lung linh dưới pháo hoa-2



Hồ Gươm huyền thoại đẹp lung linh dưới pháo hoa-3



Hồ Gươm huyền thoại đẹp lung linh dưới pháo hoa-4



Hồ Gươm huyền thoại đẹp lung linh dưới pháo hoa-5



Hồ Gươm huyền thoại đẹp lung linh dưới pháo hoa-6

Sự kiện thứ 3:
Đêm lung linh Hồ Gươm kết hợp biểu diễn nghệ thuật và trình diễn áo dài truyền thống sẽ là điểm nhấn của các chương trình Đại lễ
Đêm lung linh Hồ Gươm có 5 sân khấu lớn được bố trí xung quanh Hồ Gươm với các chủ đề 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nhịp điệu trẻ, Thăng Long hội tụ, Dòng máu Lạc Hồng và Bạn bè bốn phương. Cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là tâm điểm của đêm hội khi trở thành một sân khấu thời trang lớn, trình diễn gần 1.000 bộ áo dài chủ đề Hà Nội xưa và nay của 2 nhà thiết kế Đức Hùng và Ngân An. Trên nền các hoạt cảnh tái hiện khung cảnh sinh hoạt của người Hà Nội xưa, các trò chơi dân gian..., 200 người mẫu chuyên nghiệp cùng dàn diễn viên quần chúng sẽ thể hiện vẻ đẹp của tà áo dài.
Mời các bạn xem một số hình ảnh vẻ đẹp tà áo dài đêm lung linh Hồ Gươm


Đêm hội áo dài tại Hồ gươm (1)


Đêm hội áo dài tại Hồ gươm (2)


Đêm hội áo dài tại Hồ gươm (3)


Đêm hội áo dài tại Hồ gươm (4)


Đêm hội áo dài tại Hồ gươm (5)

Đêm hội áo dài tại Hồ gươm (6)

Đêm hội áo dài tại Hồ gươm (7)

Đêm hội áo dài tại Hồ gươm (8)



Đêm hội áo dài tại Hồ gươm (9)


Sự kiện thứ 4: Sáng 10-10, lễ mittinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội diễn ra tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội với sự tham gia của gần 40.000 người sau 21 loạt đại bác chào mừng.
Đúng 7g55, ngọn lửa truyền thống biểu tượng cho sức sống trường tồn của dân tộc Việt Nam được đoàn vận động viên tiêu biểu giương cao tiến vào quảng trường Ba Đình rồi trao cho đại tá Nguyễn Văn Bình - anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - để thắp lên đài lửa trước quảng trường Ba Đình mở đầu cho lễ mittinh, diễu binh, diễu hành.
Sau đó là nghi thức chào cờ, cử hành quốc ca được thực hiện trong âm vang của 21 loạt đại bác.
Ngay sau đó, chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ bắt đầu.
10 máy bay trực thăng mang theo cờ Tổ quốc, cờ Đảng và khẩu hiệu “Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” bay qua quảng trường Ba Đình mở đầu cho lễ diễu binh, diễu hành mừng đại lễ. Trong số máy bay này có máy bay tham gia cứu hộ đồng bào lũ lụt miền Trung cũng kịp về tham gia đại lễ.
Tiếp sau đó, các khối tham gia diễu binh bắt đầu với xe quốc huy, xe mang ảnh Bác Hồ và khối mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ.
Khối 200 vận động viên đại diện trong trang phục trắng nâng cao cờ đảng, cờ nước tiến vào quảng trường Ba Đình để thể hiện cho tinh thần thượng võ trong quá trình giữ nước và phát triển.
Lực lượng diễu binh có 15 khối gồm lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ nam và nữ.
Riêng phần diễu hành gồm các khối đại diện các thành phần tiêu biểu, đi đầu là khối TP Hà Nội với khối xe rước rồng thời Lý, xe rước biểu trưng Hà Nội và xe rước bằng
Đây là lễ mittinh, diễu binh, diễu hành lớn nhất trong lịch sử, có sự tham gia của đông đảo các lực lượng: quân đội, công an, đại diện các khối đoàn thể tiêu biểu như Hội Cựu chiến binh VN, công nhân, nông dân, trí thức, công chức - viên chức, doanh nhân, phụ nữ, thông tấn báo chí, khối các dân tộc, tôn giáo ở VN, lực lượng đại diện cho người VN ở nước ngoài và đại diện cho bạn bè quốc tế.
Mời các bạn xem một số hình ảnh lễ duyệt binh và diễu hành

Lễ rước đuốc từ Bảo tàng Hồ Chí Minh về Quảng trường Ba Đình lúc



Khối hồng kỳ tiến qua lễ đài.


Xe Quốc Huy VN diễu qua lễ đài





10 máy bay trực thăng mang cờ tổ quốc bay qua lễ đài


Bộ binh.



Lực lượng Lục quân.



Lực lượng cảnh sát biển.



Nữ cảnh sát giao thông.


Phòng không không quân.

Hải quân Việt Nam


Học sinh.



Hội liên hiệp phụ nữ VN.



Khối thanh niên, sinh viên.


Tiếp theo là các đoàn diễu hành của khối tổ chức, đoàn thể.


Đại diện cac dân tộc Việt Nam

Sự kiện thứ 5
Sự kiện "Cụ Rùa "  nổi lên tại Hồ Hoàn Kiếm trong ngày đầu của Đại lễ  đã làm cho mọi người cảm thấy có một sự linh thiêng cho  đại lễ. Thời tiết trong 10 ngày đại lễ tại Hà Nội vô cùng thuận lợi cho các hoạt động của đại lễ; trong khi đó ở miền Trung lại có mưa to gây lũ lớn. Hiện tượng thời tiết này chắc có một yêu tố tâm linh nào đó ủng hộ cho đại lễ của dân tộc.!!!

9h40 ngày 1-10-2010 Cụ rùa xuất hiên trên mặt hồ



Hồ Gươm rực rỡ cờ hoa, bóng bay nhiều màu sắc trong thời tiết thuận lợi



Màn thả bóng bay kết thúc lễ mít tinh hoành tráng, ấn tượng trong thời tiết tuyệt đẹp

Sự kiện thứ 6:
Lần đầu tiên tại sân vận động Mỹ Đình bắn pháo hoa rực rỡ mừng đại lễ.
Mời các bạn xem những màn pháo hoa rực rỡ tại Mỹ Đình

Bầu trời Mỹ Đình rực sáng


Chùm pháo hoa sóng đôi

Những  chùm được bắn liên hoàn.



Sắc màu rực rở, huyền ảo

Sự xuất hiện dày đặc của pháo hình loa kèn và pháo bông chùm…


Màn pháo hoa cuối cùng, kết thúc những ngày Đại lễ rộn ràng tại Mỹ Đình đêm 10-10-2010

Nguồn : từ Internet


            Địa chỉ của tôi:
Mail : hoangtukhang2003@yahoo.com
Blog: vn.360plus.yahoo.com/hoangtukhang2003 


Nguồn trích dẫn (0)

3 Bình luận

  1. (¯`•._Nhã Kỳ_.•´¯)(¯`•. Đảø Đàø Ђøa.•´¯)
    Em chào anh!....những hình ảnh 1000 năm thăng long rất đôc đáo...nhất là hình ảnh những cô gái  trong hội áo dài ở hồ gươm dịp lễ rất đẹp...cám ơn anh đã cho em xem những hình ảnh và kèm những lời tuyết minh cùa anh rất hay.....khiến em thêm mở rộng tầm mắt...rất tiếc là hôm lễ 1000 năm thăng long vì lý đột xuất ngoài ý muốn em ko thể đi đươc thật là tiếc........em mến chúc anh luôn vui và hạnh phúc thật nhiều.....

  2. hoangtuNA

    hoangtuNA

    06:46 05-12-2010

    Cảm ơn bạn THAI DIEP đã ghé vào blog của tôi và có lời bình luận hay, có hình Hồ Gươm vào thu đẹp tặng tội. Tôi cũng đã ghé vào blog của bạn biết được bạn có ông ngoại là người Hà Nội. Từ 1989 bạn ra HN và ghi lại những cảm xúc hồi đó  rất thực. Tôi không phải người HN mà là NA và định cư tại Nha Trang,nhưng có anh em rất nhiều ở HN. Tôi đi công tác HN nhiều lần và có đợt ra bồi dưỡng chuyên môn đến 03 tháng vào năm 1995 tại trường CBQL Giáp Bát . Có thể nói dịp đó tôi biết HN nhiều nhất. Cứ đi xe đạp dạo quanh các phố phường HN và về nhà lại tự vẽ những con đường HN mình đã qua. Mua bản đồ HN thì dễ nhưng tôi muốn vẽ để làm kỷ niệm . Tôi vào blog của bạn nhưng vì máy xuất hiện không chuẩn toàn bộ blog của bạn nên chưa bình luận trực tiếp cho bạn tại các bài viết của bạn.
    Tặng bạn một hình ảnh về Nha Trang quê hương thứ 2 của tôi làm kỷ niệm và chúc gia đình bạn vui khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống 

  3. THAI DIEP

    THAI DIEP

    01:16 05-12-2010
         Chao Hoang Tu Nha Trang men , phai goi anh la anh moi dung ! Bai Dai le 1000 nam Thang Long - Ha Noi - Nhung dau an khong the quen ! Anh da viet va trang tri that cong phu ! Phai noi ve hinh thuc va noi dung rat tuyet ! Tai vi em co ra Ha Noi cach day da lau roi , em thich lam ! Vi Ha - Noi co net co kinh , luc do con xe dien , nghe tieng leng keng cua xe dien that thu vi ! Va con nhieu dieu thu vi khac nua .... !
         Em cung mong den mot ngay nao do se tro ra Ha Noi , de lang thang do day , ngam nhin ho Guom , ho Tay ... Chuc Hoang Tu Nha Trang duoc nhieu suc khoe va hanh phuc !

        
         Canh Ho Guom tho mong va tuyet dep phai khong anh ?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét