+084 98 504 7377 hangpham9890@gmail.com

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

KỶ NIỆM 57 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIÊN BIÊN PHỦ ( bai blog cu sang )

22:40

Share it Please

KỶ NIỆM 57 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIÊN BIÊN PHỦ

Đăng ngày: 11:16 07-05-2011
Thư mục: Tổng hợp


KỶ NIỆM 57 NĂM CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ


Hôm nay, 7-5-2011 trên các phương tiện thông tin đại chúng của  ta đã và đang đưa tin về chiến thắng lịch sử Điên Biển Phủ chấn đông địa cầu  của dân tộc ta cách đây 57 năm
( 7-5-1954-7-5-2011 ).

Trong những giờ phút trong đại này, tôi muốn cũng các bạn  ôn lại những trang sử vẻ vang của quân dân ta làm nên chiến thắng chấn động địa cầu.

Trận đánh diễn ra trong 55 ngày đêm :
Đợt 1 từ 13 tháng 3 đến 17 tháng 3, Quân ta tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm. 17 giờ 5 phút chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, trận đánh bắt đầu. Quân đội Nhân dân Việt Nam sau đợt bắn pháo dữ dội, tiến công một trong các cứ điểm kiên cố nhất là cụm cứ điểm Him Lam (Béatrice) và sau một đêm đã chiếm xong cụm cứ điểm này; sau đó đến 17 tháng 3 Việt Minh lần lượt mỗi ngày diệt một cứ điểm: đồi Độc Lập (Gabrielle), Bản Kéo (Anne Marie 1, 2) và toàn bộ phân khu Bắc.
Ngay từ những ngày đầu (từ 23 tháng 3) pháo binh của ta đã loại bỏ khả năng cất, hạ cánh của sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm, từ đó trở đi các máy bay Pháp chỉ còn tiếp tế được cho tập đoàn cứ điểm bằng cách thả điều này cho thấy cầu hàng không mà bộ chỉ huy Pháp đặt nhiều kỳ vọng thực tế là rất yếu kém trước cách đánh áp sát của đối phương.
Nói riêng về đạn pháo, trong quá trình chiến đấu tại ĐBP người Pháp đã bắn hết hơn 110.000 quả đạn lựu pháo cỡ 105mm trở lên. Quân đôi ta đã bắn 20.000 quả 105mm, trong số này có 5.000 quả là đoạt được từ dù tiếp tế của đối phương.
Ngay từ những ngày đầu của đợt 1 quân Pháp đã nhận thức rõ được những điểm yếu chết người của mình và tương lai thất bại rõ ràng nhưng Pháp vẫn tăng cường cầm cự Điện Biên Phủ đến mức tối đa vì hy vọng khi mùa mưa đến Việt Minh không thể giải quyết vấn đề hậu cần và sẽ bỏ cuộc, Điện Biên Phủ sẽ tránh được đầu hàng. Sau đó khi mùa mưa không giúp được, bộ chỉ huy Pháp hy vọng cầm cự càng lâu càng tốt để Hội nghị Genève sẽ nhóm họp vào đầu tháng 5, sẽ có ngừng bắn trước khi tập đoàn sụp đổ. Nhưng hy vọng này cũng không có được, Điện Biên Phủ đầu hàng một ngày trước khi nhóm họp Hội nghị Genève về vấn đề Đông Dương.
Đợt 2 từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4, Bộ đôi ta đánh phân khu trung tâm đặc biệt là dẫy điểm cao quan trọng phía đông, vây lấn bóp nghẹt tập đoàn cứ điểm. Đây là đợt tiến công vào phân khu trung tâm chủ yếu nhằm chiếm dẫy đồi phía đông khống chế cánh đồng Mường Thanh (các cụm Dominique và Eliane). Tại đây hai bên đánh nhau giành đi giật lại các mỏm đồi có tính sống còn đối với tập đoàn cứ điểm, đặc biệt là các đồi A1 (Eliane 2), C1 (Eliane 1), D1 (Dominique 2), thương vong của hai bên rất lớn. Phía Pháp dựa vào hầm ngầm, lô cốt để cố thủ và đưa quân từ các điểm khác dùng xe tănglính dù, lính lê dương (légionnaire) để phản kích, các cứ điểm này vì có tính sống còn với quân Pháp đã được quân phòng ngự chiến đấu ngoan cường, quyết liệt phản kích liên tục để giữ vững và đã chống cự đến ngày cuối cùng của tập đoàn cứ điểm.
Để chống lại các cứ điểm phòng ngự kiên cố của quân Pháp, quân đội Việt Minh đã áp dụng chiến thuật "vây lấn" rất có hiệu quả bằng hệ thống chiến hào họ đào các giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt, tiếp cận dần vào các vị trí của Pháp. Các chiến hào này tránh cho quân tiến công thương vong vì pháo binh và không quân địch và vào sát được vị trí của quân địch, làm vị trí bàn đạp tấn công rất thuận lợi. Quân Pháp ngay từ ngày đầu tiên của trận đánh đã nhận thức rất rõ sự nguy hiểm của cách đánh này mà không có phương sách nào để khắc chế. Quân ta vây lấn đào hào cắt ngang cả sân bay, đào hào đến tận chân lô cốt cố thủ, khu vực kiểm soát của quân Pháp bị thu hẹp đến mức không thể hẹp hơn.
Cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ càng ngày càng yếu thế cho phía Pháp. Quân Pháp chỉ còn trông đợi vào dù tiếp tế nhưng phạm vi chiếm đóng bị thu hẹp và máy bay bị hệ thống phòng không của quân đội ta đánh mạnh nên dù tiếp tế và cả lính nhảy dù phần nhiều rơi sang phía đối phương. Mùa mưa lại tới, hầm hố của quân phòng thủ trở nên lầy lội thương binh không di tản đi được, lính chết không có chỗ chôn, bệnh tật, đường ruột phát sinh, đối phương lại áp sát bắn tỉa, tiếp tế thiếu mà việc lấy được dù cũng vô cùng khó khăn đi kèm với thương vong: quân Pháp thường phải đói khát đến đêm mới dám ra lấy dù. Tình cảnh của quân Pháp ngày càng bi đát và đi đến cùng cực. Điện Biên Phủ cho thấy khi bị bao vây cô lập thì một tiền đồn dù mạnh đến đâu rồi cũng sẽ bị tiêu diệt.
Quân đội ta phất cờ chiến thắng
Đợt 3 từ 1 tháng 5 đến 7 tháng 5, bộ đôi ta đánh dứt điểm dẫy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại. Sau khi lực lượng của Pháp đã trở nên tuyệt vọng, suy kiệt, bổ sung bằng dù không còn đủ để duy trì sức chiến đấu, và quân Pháp ở Bắc bộ cũng đã hết lính dù và lính légionnaire có thể ném tiếp xuống Điện Biên Phủ, quân Việt Minh tổ chức đợt đánh dứt điểm các quả đồi phía đông. Để chống lại hệ thống hầm ngầm cố thủ không thể xung phong đánh chiếm được trên đồi A1 có vị trí quyết định, bộ đội công binh của ta đã đào một hầm ngầm phía dưới và cho nổ 1 tấn thuốc nổ hất tung hệ thống hầm ngầm cố thủ cuối cùng. Đến sáng ngày 7 tháng 5 các quả đồi phía đông này đã thất thủ hoàn toàn mà phía Pháp không còn lực lượng khả dĩ chiếm lại, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổng tiến công trên khắp các mặt trận quân Pháp đã sức tàn lực kiệt quyết định đầu hàng, Quân đội Nhân dân Việt nam bắt Thiếu tướng chỉ huy Christian de Castries và toàn ban tham mưu tập đoàn cứ điểm.
Cụm phân khu Nam Hồng Cúm mưu toan chạy sang Lào nhưng bị quân ta đuổi theo tất cả đã bị bắt không đi thoát. Gần 10.000 số quân Pháp còn lại tại Điện Biên Phủ đã bị bắt làm tù binh.

Kết quả trận đánh

Đài tưởng niệm chiến thắng Điện Biên Phủ
Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại về phía Pháp là 1.747 người chết, 5.240 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh. Ngoài ra còn có 2 phi công Mỹ chết và 1 bị thương.
Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỊCH SỬ VỀ CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN ĐỘI TA  ĐẬP TAN TẬP ĐOÀN LÍNH PHÁP TẠI ĐIÊN BIÊN PHỦ


Bản đồ chiến dịch  lịch sử ĐBP

Tiếng nổ của khối bộc phá một tấn của ta trên đồi A1 làm hiệu lệnh Tổng công kích trên toàn mặt trận, 6-5-1954

Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh vào trung tâm căn cứ của Pháp 

Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) từ nhiều mũi, nhiều hướng đánh vào tiêu diệt bọn địch ở vị trí 301

Quân đội ta đánh khống chế sân bay Mường Thanh  của Pháp

Lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đôi ta tiến vào khu trung tâm ĐBP

17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ Quyết chiến quyết thắng trên nóc hầm Tướng ĐờCátơri-

Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ĐBP đầu hàng
NHỮNG CÔNG TRÌNH LỚN KỶ NIỆM
CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
Khánh thành tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ
 Chào mừng 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, sáng 30-4-2004, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức khánh thành tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ (giai đoạn 1). Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm TP Điện Biên Phủ. Đây là tượng đài bằng đồng lớn nhất nước hiện nay với chiều cao 12,6m, bệ tượng cao 3,6m, nặng 220 tấn do nhà điêu khắc Nguyễn Hải (Bảo tàng Mỹ thuật VN) thiết kế. Công trình nghệ thuật này được hoàn thành với sự đóng góp công sức của nhiều đơn vị tập thể, trong đó phần đúc tượng được thực hiện ở huyện Ý Yên (Nam Định).
Công ty Dịch vụ vận tải 2 (Bộ GTVT) đảm nhận phần vận chuyển tượng đồng từ Nam Định lên Điện Biên. Cán bộ, kỹ sư và công nhân Công ty Mỹ thuật trung ương (Bộ VH-TT) đảm nhận phần thi công, lắp ráp, hoàn chỉnh công trình.
Qua nghiệm thu, Hội đồng nghệ thuật trung ương đánh giá tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là công trình hoành tráng có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật và chất lượng công trình.
Tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập                       
Đầu năm nay, được sự chấp thuận của Bộ Lao động Thương binh xã hội và UBND tỉnh Điện Biên, Công ty TNHH Đầu tư - phát triển DIA Hà Tây đã tiến hành tu bổ, tôn tạo nghĩa trang Độc lập bằng nguồn công đức. Trong đó, làm mới và trát đá granito cho 2.432 ngôi mộ, làm mới toàn bộ các nền mộ và bờ bo các lô mộ, kè bê tông; thay mới 200 bia đá và toàn bộ bát hương trên các ngôi mộ.... Trước đó, ngày 2/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và UBND tỉnh đã tổ chức lễ cầu siêu và rước chân linh các anh hùng liệt sĩ tại các nghĩa trang A1, Tong Khao, Him Lam về nghĩa trang Độc Lập.
Dự án tu bổ nghĩa trang Độc Lập nằm trong khuôn khổ các Chương trình kỷ niệm 57 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Nhân kỷ niệm 57 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 3-5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã tới dự lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập tại xã Thanh Nưa, Điện Biên, tỉnh Điện Biên.


Lãnh đạo Quốc hội và Nhà nước thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ tại nghĩa trang Độc Lập. Ảnh: PV. 
Một cựu chiến binh thắp hương tưởng nhớ đồng đội tại Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập. Ảnh: TTXVN
 
NHỮNG KỶ NIỆM CỦA TÔI  VỚI  TP ĐBP
Tháng 3-2003, tôi cùng các GV tỉnh Khánh Hòa được Bộ GD-ĐT điều động đi coi thi học giỏi quốc gia tại Tỉnh Điện Biên.  Thật may mắn và vui mừng phấn khởi được lên mảnh đất lịch sử chiến đấu  chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
Chúng tôi được UBND tỉnh Điện Biên, Sở GD-ĐT Điện Biên cho đi tham quan những di tích lịch sử về chiến thắng ĐBP. Những nơi chúng tôi đến như: nhà triển lãm chiến thắng ĐBP,  Hầm chỉ huy chiến dịch ĐBP, hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hầm tham mưu trưởng  Hoàng Văn Thái, Hầm chỉ huy của tướng Dơ-cat -tri, Đồi A1, khu nhà tưởng niệm ĐBP. v.v... Mỗi nơi là một trang lịch sử oanh liệt hào hùng của quân dân ta đánh thực dân Pháp xâm lược.
Xin mời các bạn cùng xem một số hình ảnh của tôi tại ĐBP năm 2003



Hầm chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp( tôi đứng bên cửa hầm của Đại tướng )


Hầm chỉ huy của tướng Docattri ( tôi đang đứng trên nóc hầm )


Khu sở chỉ huy chiến dịch ĐBP của ta ( tôi đứng chụp hình làm KN )


Hầm tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái ( tôi đứng bên cửa hầm chụp hình KN)


Đồi A1 ĐBP nơi đây diễn ra cuộc chiến ác liệt nhất trong chiến dịch ĐBP ( tôi chụp hình làm KN )


Phía ngoài khu nhà tưởng niệm chiến dịch ĐBP
( tôi chụp dưới cây hoa ban  sân khu nhà tưởng niệm )


Bể bơi khách san Mường Thanh TP ĐBP ( nơi đoàn nghỉ trong thời gian công tác )






                                      
Ca khúc: Giải phóng Điện biên- thể hiện tốp ca
Nguồn trích dẫn (0)
  1. Hoa đào mùa xuân

    Hoa đào mùa xuân

    12:28 08-05-2011
    Nói như anh Trí Văn  thì đúng là nhắc đến chiến thắng "Chín năm làm một Điện Biên . Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng " thì không thể không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Người Anh Cả của QĐND Việt Nam , người đã trực tiếp chỉ huy Chiến dịch  Điện Biên Phủ thắng lợi lớn làm chấn động cả địa cầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được lưu vào sử sách , cháu chẳng ý kiến gì thêm .Cháu chỉ gửi chú hình ảnh vị đại tướng của chúng ta hiện giờ :

     Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến thăm và chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp :

  2. hoangtuNA

    hoangtuNA

    12:40 08-05-2011
    Cảm ơn cháu HĐMX đã  đọc và có lời bình kèm hình ảnh của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Dân tộc ta tự hào có vị tướng tài ba đã  lãnh đạo chỉ đạo dân tộc VN đánh thắng 2 đế quốc lớn của TG. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nay được tôn vinh là vị tướng sống thọ nhất của thế giới.
    Chú chúc cháu vui khỏe và ghé vào thăm chú giao lưu cho vui nhé. Chúc cô giáo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010-2011.
    Tặng người con Hạ Long hình ảnh chú du thuyên trên vịnh Hạ Long 1995

  3. Trí Văn

    Trí Văn

    11:49 08-05-2011
    Lịch sử dân tộc ta thật lạ kỳ phải không anh?!
    Một nhà giáo dạy sử, văn- lại được Bác Hồ chọn làm việc quân, đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng chỉ huy quân đội nhân dân VN làm nên chiến thắng lẫy lừng thế giới. Và bây giờ Ông vẫn sống để chứng kiến những thế giới đang bước vào cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông, Bắc Phi...
  4. hoangtuNA

    hoangtuNA

    12:28 08-05-2011
       Bác Hồ, bác Giáp, bác Đồng và .v.v... đều là thầy giáo. Có lẽ nhà giáo ở VN có thiên tài đặc biệt đó anh ạ.
      Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng huyền thoại của VN. Nói đến VN thế giới nhắc đến HCM và VNG thật tự hào cho VN có những  người tài năng kiệt xuất mà thế giới đều khâm phục.
      Cả thế giới chỉ có 5 vị tướng kiệt xuất trong đó VN đã có 2: THĐ và VNG. Trong dịp KN 57 chiến thắng ĐBP các chuyên gia, các nhà nghiên cứu của nước Pháp đến ĐBPđể nghiên cứu lý giải tại sao VN đánh thắng Pháp.
    Cảm ơn anh TV đã ghé thăm và có lời bình bài này.

    Pháo Hoa VN  bắn tại cuộc thi pháo hoa QT tại ĐN lần 4 ( 29-3-2011)




  5. Mỹ Phương-Blogs

    Mỹ Phương-Blogs

    16:46 07-05-2011
    không ngờ chủ này blog lại là lớn tuổi như vậy. Xin phép cho cháu gọi là bác nhé!!!
    entry này của bác hay quá!!!
  6. hoangtuNA

    hoangtuNA

    21:21 07-05-2011
    Cảm ơn bạn Mỹ Phương đã ghé nhà chú chơi và nhìn hình ảnh biết chú lớn tuổi. Hình chính blog của chú  nhiều người đã biết chú lớn tuổi mà.hihihi. Trên blog mọi người là bạn giao lưu trao đổi với nhau về những thông tin muôn màu của cuộc sống để tăng thêm sự hiểu biết. Vì vậy, tùy  mỗi người muốn gọi chú bằng bác, bằng chú, bằng anh cũng được. Điều quan trong sống chân thành với nhau. Thăm hỏi nhau về sức khỏe, về hoàn cảnh gia đình, và về những mặt khác của cuộc sống. Đặc biệt là có nhứng lời  bình chân thành, tình cảm với nhau qua các bài viết để giao lưu thêm phần thi vị trong cuộc sống.
    Entry của cháu  nhiều bài hay, hình ảnh phong phú, hấp dẫn, chú rất thích.
    Chú chúc cháu vui trẻ hạnh phúc trong cuộc sống, và nhớ ghé thăm chú  nhé


     

0 nhận xét:

Đăng nhận xét