Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế,
Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.
Chùa Cầu được chọn là biểu tượng của thành phố Hội An,
xuất hiện trên tờ 20.000 đồng. Đây là công trình do các thương
gia Nhật Bản đến buôn bán tại Việt Nam xây dựng vào thế kỷ 17.
Cầu dài khoảng 18 m, vắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là
tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Ở gian chính giữa có
tượng Bắc Đế Trấn Vũ - thần chuyên trấn trị lũ lụt. Ở làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) có
cây cầu 5 gian lợp ngói bắc qua ao đình. Trên cầu, hai bên là dãy bục gỗ để cho khách bộ hành
Cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng
Cầu có 9 gian uốn cong được dựng trên 18 cột trụ đá vững
chắc, có phần hành lang hai bên để cho khách bộ hành nghỉ chân. Ở khu vực chùa Thầy (Hà Nội) có hai cây cầu ngói do Phùng
Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên dẫn vào đảo giữa hồ, trên có đền Tam Phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi. Cùng với nhà thờ Đá, cầu ngói Phát Diệm cũng là công trình
kiến trúc dân gian đặc sắc ở vùng Kim Sơn (Ninh Bình). Cầu dài 36 m, rộng 3 m với 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. Cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế
cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7-8 km. Thân cầu được
làm bằng gỗ, phía trên lợp mái ngói ống tráng men. Cầu dài khoảng 17 m, rộng 4 m và được chia làm 7 gian với gian
giữa là nơi thờ bà Trần Thị Đạo, người góp tiền xây cầu cho dân
làng tiện đường qua lại vào thế kỷ 18.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét