Thăm lại Miền Tây Nam Bộ ( tiêp )
Tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, cách Tp HCM 86km,cách Tp Cần Thơ 120km, phía Bắc giáp Tiền Giang,phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh,phía Đông giáp Biển Đông.Diện tích tự nhiên 2.360km2, dân số 1.354.589 người phân bố ở 9 huyện và Thành phố Bến Tre
Sau khi gặp gỡ các đồng nghiệp ở Công Ty ĐL Bến Tre, chúng tôi được dẫn đi vãn cảnh Thành phố Bến Tre và thăm Khu tưởng niệm Bà Nguyễn Thị Định, Lăng Ông Nguyễn Đình Chiểu
Thành phố Bến Tre
Trước đây là thị xã Bến Tre - tỉnh lỵ của tỉnh Bến Tre nằm bên bờ sông cùng tên, gồm 9 phường (nội ô), 6 xã (ngoại ô). Phía bắc và đông bắc giáp huyện Châu Thành, đông và đông nam giáp huyện Giồng Trôm, tây và tây nam giáp sông Hàm Luông. Địa danh Bến Tre xuất hiện dưới thời nhà Nguyễn, nhưng với ý nghĩa là một trung tâm hành chính thì phải kể từ thời Pháp thuộc đặt dinh tham biện (inspection) đầu tiên bên bờ con rạch cùng tên (6-1867). Ngày 1-1-1900. Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định đổi sở tham biện thành tỉnh (province), tỉnh Bến Tre chính thức đặt tỉnh lỵ ở địa điểm hiện nay, cho đến CMT8-1945 thì đổi tên thành thị xã Bến Tre. So với bản đồ tỉnh lỵ Bến Tre năm 1906, ngày nay diện tích của thị xã mở rộng hơn 10 lần.Ngày 11/8/2009, Chính phủ đã quyết định về việc thành lập thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích địa lý và hành chính thị xã Bến Tre hiện tại
Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định
Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà là con út của 10 anh em trong gia đình nông dân giàu lòng yêu nước. Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng, bà xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn Bích – Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, được không bao lâu thì chồng bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đó. Nhận được tin chồng hy sinh, lòng căm thù của bà lại nhân gấp bội. Bất chấp con còn nhỏ, gởi lại mẹ chăm sóc, bà thoát ly tham gia họat động cách mạng tại tỉnh nhà. Bà đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre (17/1/1960) đã trở thành biểu tượng kháng chiến kiên cường bất khuất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng miền Nam Giữa năm 1961, bà được điều động về làm việc ở Bộ Tư lệnh miền Nam cho đến năm 1965, bà được giao giữ chức Phó Tổng Tư lệnh quân giải phóng miền Nam đến năm 1975.
Khu lưu niệm được xây dựng tại quê hương bà- ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre (cách trung tâm thành phố Bến Tre 8,5km, trên tỉnh lộ 885, về hướng Đông).
Lăng Nguyễn Đình Chiểu
Lăng Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại Ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.để tưởng niệm và ghi nhớ công lao nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vào ngày giỗ của ông (3-7 âm lịch) hằng năm thường có các lễ hội rất đặc sắc, thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như khách tham quan. Khu mộ của ông được xây dựng trên phần đất của một học trò cũ, hiện nay được trùng tu và đang được tiếp tục mở rộng, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Cụ Nguyễn Đình Chiểu, sinh ngày 1-7-1822, tại Gia Định.
Tối chúng tôi ngủ lại Bến Tre tại K.S Hùng Vương khá tiện nghi.
Tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vùng đất Đồng Tháp được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp.. Ngày 01 tháng 01 năm 1900, Pháp lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 09 tháng 02 năm 1913, giải thể tỉnh Sa Đéc, đồng thời nhập địa bàn vào tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Sa Đéc được chia thành 2 tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc vào thời Việt Nam Cộng Hoà. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp. Diện tích: 3.238 km²
Tỉnh Đồng Tháp nằm ở cửa ngõ của sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn 50 km với 4 cửa khẩu[2], trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp nổi tiếng với những ruộng sen, hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp. Ngó và hạt sen trở thành đặc sản của vùng này. Đặc biệt, ở đây có loài sen khổng lồ mà một người trưởng thành có thể đứng được trên lá sen. Ngoài ra, Đồng Tháp rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái.Do đặc điểm hình thành, tỉnh Đồng Tháp là sự hợp nhất của 2 vùng Nam và Bắc Sông Tiền, tương ứng với 2 địa danh Sa Đéc và Cao Lãnh. Dù mỗi vùng đều có những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhưng tựu trung vẫn là một quá khứ đầy chứng tích oai hùng. hách du lịch đến với xứ sen Đồng Tháp
Sau khi thăm Công ty ĐL Đồng Tháp, chúng tôi được các đồng nghiệp dẫn đi vãn cảnh thành phố Cao Lãnh, khu di tích Cụ Nguyễn Sinh Sắc và tới khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Thành phố Cao Lãnh
Thành phố Cao Lãnh được hình vào ngày 16/01/2007 của Chính phủ trên cơ sở toàn
bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Lãnh
trước đây. Thành phố Cao Lãnh là đô thị vùng sông nước Đồng Tháp Mười, cách thành phố Hồ Chí Minh 154km, thành phố Cần Thơ 80 km; phía bắc và phía đông giáp huyện Cao Lãnh, phía nam giáp huyện Lấp Vò, phía tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Diện tích tự nhiên là 107km2,Thành phố có 15 đơn vị hành chính, gồm 08 phường và 07 xã:
Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.Ðây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.Khu di tích mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo. Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây dựng vào tháng 8/1975 và khánh thành vào tháng 12/1977. Với diện tích 3,6 ha, Khu di tích được chia thành ba khu vực chính gồm: Khu lăng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà sàn Bác Hồ và Ao sen.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
Nằm cách trung tâm huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp khoảng 17 km đường bộ và 30 phút đường sông, thuộc ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh ,khu du lịch sinh thái Gáo Giồng có 36 ha sân chim với 15 loài chim, cùng hàng trăm loài động thực vật và thuỷ sản. Để phát huy hết thế mạnh và tiềm năng của rừng tràm, năm 2003, huyện Cao Lãnh chủ trương phát triển du lịch sinh thái Rừng tràm Gáo Giồng. Với mức đầu tư ban đầu trên 700 triệu đồng và qui hoạch giữ lại 300 ha rừng trên 10 năm tuổi, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng đi vào hoạt động.
Điểm đặc biệt thu hút du khách đến đây không phải là do những tặng phẩm của thiên nhiên mà là thành quả của bàn tay, khối óc con người để vùng đất hoang hoá ngày nào trở thành một “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” với những bản sắc riêng của nó. Do Rừng tràm Gáo Giồng không chỉ đóng vai trò điều tiết dòng chảy của lũ và tạo không khí trong lành cho cả khu vực mà còn trở thành nơi sinh sống của nhiều loài thực động vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, trong đó có nhiều loài quí hiếm được ghi vào Sách đỏ thế giới như chim nhan điển.
Đến Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, du khách có thể lên đài quan sát cao 18 m để được chiêm ngưỡng một màu xanh bạt ngàn của tràm, lúa, năng, lác, từng đàn cò, diệc, cồng cộc, nhan điển và nhiều loài chim khác đi kiếm ăn hoặc về tổ; ngồi xuồng ba lá cùng các hướng dẫn viên trong tà áo bà ba xuyên qua rừng tràm đến sân chim để nhìn và nghe cơ man chim, cò ríu rít.
Tại đây chúng tôi được thưởng thức các món đặc sản miền Tây như cá lóc nấu canh chua, cá linh nấu với hoa điên điển, cá trê đồng nướng với gừng giã,chuột đồng quay….
Trong thời gian ở Đồng Tháp chúng tôi ngủ tại K.S Sông Trà
Trên đường về Sài Gòn ghé qua huyện Bến Lức tỉnh Long An gặp các đồng nghiệp ở Cty ĐL Long An và ăn tối tại nhà hàng Sake. Sau 3 ngày 2 đêm chuyến du ngoạn miền Tây để để lại nhiều kỷ niệm thú vị…..
0 nhận xét:
Đăng nhận xét