Công nghiệp điện phải phát triển đi trước một bước trước sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đó là chân lý mà bất kỳ một quốc gia nào muốn “hiện đại hóa đất nước’ cũng phải thấm nhuần một cách sâu sắc.Nhưng thực hiện điều đó không dễ dàng, bởi lý do đầu tiên là công nghiệp điện đòi hỏi vốn đầu tư cao - vì là tổng hợp sản phẩm của các ngành công nghệ cao - không chỉ cho hệ thống nhất thứ là các công trình sản xuất, chuyên tải và phân phồi điện mà còn cho cả hệ thống nhị thứ là các công trình tự động hóa điều khiển, bảo vệ để hệ thống nhất thứ vận hành an toàn và tin cậy, và nếu muốn vận hành tiết kiệm kinh tế cũng đòi hỏi phải trang bị và áp dụng các công nghệ điều khiển hiện đại và tiên tiến khác. Lý do thứ hai là các công trình trên đòi hỏi thời gian xây dựng và thi công khá dài từ 5 đến 10 năm và có khi còn lâu hơn.Do đó một đặc thù của công nghiệp điện là muốn phát triền phải có qui hoạch dài hạn với tầm nhìn xa trên 10 năm, mà nhiều khi các tác động chủ quan và khách quan chưa thể lường trước được.
Công nghiệp điện Việt Nam nếu kể từ ngày giải phóng thủ đô Hà Nội đến nay đã phát triển qua chặng đường trên nửa thế kỷ- 60 năm- (1954 -2014). Từ ngày khởi đầu chỉ có những nhà máy nhiệt điện đốt than bằng ghi xích ô nhiễm môi trường và các đường dây chuyên tải điện trung áp 15 – 35 kv, các đường dây phân phối điện hạ áp 110 v- 6 kv đến nay công nghiệp điện Việt Nam đã dầu tư xây dựng được những công trình tiên tiến như các nhiệt điện đốt than phun hiện đại hơn, các trung tâm tuabin khí hỗn hợp các trung tâm thủy điện lớn tầm cỡ khu vực và các đường dây chuyên tải và phân phối lớn với điện áp 110 -220 -500kv cung cấp điện năng cho toàn quốc với mức điện khí hóa ngày càng tăng, nhất là ở các vùng nông thôn và hẻo lánh xa xôi
Nhưng Việt Nam còn nhiều thách thức trên con đường tiếp tục phát triển.Trước hết là nguồn vốn đầu tư không dồi dào như mong muốn, đòi hỏi phải có cân nhắc lựa chọn hợp lý,nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, trình độ tự lực xây dựng các nguồn nhiệt điện, nhất là nhiệt điện than và đặc biệt là điện nguyên tử còn yếu kém phải lệ thuộc nước ngoài v.v.v.Chưa nói đến tình hình địa – chính trị - còn có những bất ổn chưa thấy hết được
Energy Technology Perspectives 2014 from International Energy Agency
Ngày 21/7/2011, Chính phủ đã phê duyệt Tổng Sơ đồ VII - quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đọan 2011-2020 có xét đến năm 2030. Rõ ràng, để thực hiện một quy hoạch quá lớn với nhu cầu vốn lên tới 5 tỷ USD/năm, ngoài các giải pháp đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực, phải tạo cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển, nếu không sẽ gặp trờ ngại trong việc hoàn thành các công trình điện lực theo tiến độ đề ra.Gần dây theo báo Pháp Luật Chính phủ đã phê duyệt dự án " Qui hoạch phát triển điện gió " thực hiện trong 4 năm (2014 -2018). Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ công nghệ phát triển điện gió , khai thác tiềm năng năng lượng gió, xây dựng cơ sở dữ liệu, qui hoạch nguồn năng lượng gió địa phương và quốc gia.Đó là những tín hiệu đáng vui cho sự phát triển công nghiệp điện Việt Nam trong thời gian tới
Nếu năm 2014 đã có nhiều nguồn phát điện bằng năng lượng tái tạo nối vào hệ thống chiếm khoảng 20% và nguồn phát điện băng nhiên liệu hóa thạch chiếm 68%, thì đến năm năm 2050 do nhu cầu giảm thiếu phát thải khí C02 và giả thiết nhu cầu dùng điện tăng gấp đôi thì nguồn năng lượng tái tạo phải tăng lên 65% và ngược lại nguồn năng lượng hóa thạch phải giảm xuống còn 20%. Hệ thống điện năm 2050 có nhiều thay đổi linh hoạt trong 4 khâu chính : cơ sở hạ tầng của mạng và hệ thống điện ( Grid infrastruture ), các khâu điều độ ( Dispatchable generation),khâu lưu trữ(Storage) và tích hợp phía nhu cầu ( Demand side integration).Lúc đó nhiều nhà máy nhiệt điện truyền thống đã trang bị hệ thống lưu giữ và thu gom khí CO2 - CCS ( Carbon carture and Storage),các nhiệt điện nguyên tử đã được trang bị lò phản ứng an toàn và kinh tế thế hệ thứ tư ( Nuclear reactor generation IV) hệ thống điện quốc gia và khu vực đã được thông minh hóa (Smart Grid) v.v.v......
.Công nghiệp điện tương lai bản chất sẽ là Một hệ thống điện bền vững là một hệ thống năng lượng đa chiều và tích hợp, thông minh hơn đòi hỏi phải có kế hoạch lâu dài để cung cấp các dịch vụ cần thiết
Hiện nay và sau này, loài người đã và sẽ tiêu thụ một lượng điện năng lượng khổng lồ với nhu cầu tiếp tục tăng vọt ở mức báo động. Chúng ta biết rằng sản xuất năng lượng điện này có tác động tới môi trường đáng kể và phát ra rất nhiều khí carbon dioxide vào khí quyển có thể gây ra biến đổi khí hậu thảm khốc. Trong video (Youtube) sau, ba nhà khoa học Anh cho rằng 3 giải pháp có thể làm ngay là phát triển năng lượng gió, áp dụng công nghệ thu giữ cácbon (CCS)ở các nhà máy nhiệt điện và sử dụng hiệu quả điện năng và vật liệu là cách nhanh nhất chúng ta có thể cắt giảm khí thải C02 . Họ cho rằng chúng ta phải hành động ngay để tránh những rủi ro nghiêm trọng của sự nóng lên toàn cầu do con người thực hiện, một trong những thách thức lớn nhất của loài người trong thế kỷ 21
Ngày 21/7/2011, Chính phủ đã phê duyệt Tổng Sơ đồ VII - quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đọan 2011-2020 có xét đến năm 2030. Rõ ràng, để thực hiện một quy hoạch quá lớn với nhu cầu vốn lên tới 5 tỷ USD/năm, ngoài các giải pháp đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực, phải tạo cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển, nếu không sẽ gặp trờ ngại trong việc hoàn thành các công trình điện lực theo tiến độ đề ra.Gần dây theo báo Pháp Luật Chính phủ đã phê duyệt dự án " Qui hoạch phát triển điện gió " thực hiện trong 4 năm (2014 -2018). Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ công nghệ phát triển điện gió , khai thác tiềm năng năng lượng gió, xây dựng cơ sở dữ liệu, qui hoạch nguồn năng lượng gió địa phương và quốc gia.Đó là những tín hiệu đáng vui cho sự phát triển công nghiệp điện Việt Nam trong thời gian tới
0 nhận xét:
Đăng nhận xét