+084 98 504 7377 hangpham9890@gmail.com

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Thăm lại Thủy điện Trị An

20:05

Share it Please
 Vào ngày đẹp trời của tháng 10/2014 câu lạc bộ hưu trí chúng tôi lại có dịp đi dã ngoại thăm lại Thủy điện Trị An, một công trình năng lượng nổi tiếng vào những năm 80 ở miền Nam và hiện nay vẫn giữ vai trò quan trọng cung cấp điện cho Sài Gòn và các tình phía Nam.
Khởi công từ năm 1982 sau 7 năm, hoàn thành vào năm 1991. Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc. Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991. Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh. Qua nghiên cứu thành công, mỗi tổ máy có thể nâng công suất lên 410MW khi cần thiết. Hồ thủy điện Trị An là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng bình thường (HBT) 62 m, mực nước chết (HC) 50 m, mực nước gia cường 63,9 m. Lưu lượng chạy máy ở công suất định mức là 880 m3/s, tương ứng 220 m3/s cho mỗi tổ máy, cột nước tinh là 53m. Nhà máy thủy điện được xây với tổng công suất lắp máy 4 tổ × 100 MW = 400 MW, sản lượng điện hằng năm 1,76 tỉ kWh. Lưu lượng nước xả lũ qua đập tràn cao nhất theo thiết kế là 18.450 m3/s. Tuyến áp lực chính gồm đập ngăn sông và đập tràn. Đập ngăn sông được đắp bằng đất đá hỗn hợp, dài 420m, cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Đập tràn xả lũ dài 150m, có 8 khoang tràn, mỗi khoang rộng 15m với 8 cửa van cung được đóng mở bằng cẩu chân dê 2×125 tấn. Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km2 với dung tích tổng cộng 2,76 tỉ m3, dung tích hữu ích là 2,54 tỉ m3, dung tích chết 0,218.109 m3. 
Công trình thủy điện Trị An còn có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với mục đích chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc. Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ... Hồ Trị An được hình thành do việc đắp đập ngăn sông Đồng Nai, một trong những hạng mục chính của công trình thuỷ điện Trị An. Hồ Trị An trở thành nguồn tài nguyên về nhiều mặt, được khai thác phục vụ cho đời sống của người dân miền Nam. Hiện nay, với diện tích mặt nước hồ 323 km2, hồ Trị An có gần 40 đảo lớn nhỏ. Công suất của nhà máy thuỷ điện Trị An còn được phát huy cao hơn vào những năm nước lớn, Với lượng nước từ thượng nguồn sông Đồng Nai đổ về lớn như hiện nay, Công ty thủy điện Trị An cho biết hồ chứa đã tích nước đạt khoảng 2 tỷ m3. Với lượng tích nước này, thủy điện Trị An có thể sản xuất lượng điện đạt khoảng 2,2 tỷ kWh/năm. 
 Công trình thuỷ điện Trị An ngoài việc bảo đảm cung cấp điện cho các tỉnh thành phía Nam, còn cung cấp nước canh tác cho các tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và một phần của thành phố Hồ Chí Minh. Đập thủy điện Trị An được xây dựng ngoài mục đích sản xuất một lượng lớn điện cho mạng lưới điện quốc gia, công trình này còn nhằm điều tiết nước, chống ngập vào mùa lũ và đẩy mặn, chống hạn vào mùa khô trên lưu vực sông Đồng Nai. 
Đến thăm TĐ Trị An chúng tôi không quên đến thăm Chiến khu Mã Đà ( còn gọi là Chiến khu Đ), cách Sài Gòn hơn 100 cây số để tìm đường đến Nghĩa trang Liệt Sĩ Mã Đà tại khu Di tích Căn cứ TW Cục miền Nam thuộc Chiến khu Đ, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - nơi ấp ôm hình hài của hàng nghìn người con ưu tú, trung kiên của Tổ quốc.
 Từ thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu vào trung tâm xã Mã Đà khoảng 40km nữa, không khí trong lành và tươi mát làm dịu bớt cái nắng oi nồng. Gần 40 km đường rừng rồi cũng qua,chúng tôi đã đến khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, ở đây có những cán bộ giữ rừng và chăm nom phần mộ của những liệt sỹ đã hy sinh tại chiến khu Đ để phần nào làm ấm lòng các anh đã ngã xuống vì Tổ quốc. 
Xuyên qua những con đường mòn còn ẩm ướt hơi sương để tiến thẳng vào khu nghĩa trang được biết xưa kia đây là vùng rừng núi hoang vu với cái tên “Mã Đà sơn cước”, từng là cái nôi của sốt rét đã cướp đi sinh mạng cán bộ của ta. Thêm vào đó, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, ngày nóng đêm lạnh buốt, sương mù bao phủ dày đặc. Mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10) với lượng mưa rất cao. Có tháng mưa tầm tã suốt ngày đêm khiến các sông suối nước chảy cuồn cuộn đục ngầu và trở nên hung dữ. 
Song điều khiến chúng tôi bùi ngùi hơn cả là khi bắt gặp tấm bảng “Nghĩa trang liệt sỹ Mã Đà” nằm trong khuôn viên với diện tích gần 2,5ha. “ Nói là nghĩa trang Mã Đà nhưng có ngôi mộ nào đâu. Bởi khi có chiến sỹ nằm xuống, đồng đội đưa các anh về đây an táng chờ ngày đất nước toàn thắng sẽ đưa các anh về với gia đình. Nhưng hết trận đánh này đến trận đánh khác, nơi các anh nằm cứ thế bị bom đạn của kẻ thù xóa nhòa dấu vết”. 
Đi giữa rừng già mênh mông, phóng tầm mắt sang hai bên, chúng tôi cảm nhận được sức sống mãnh liệt của những loài cây đã tồn tại hàng trăm năm qua với nhiều thân cây rễ chằng chịt, cao vút, tàn lá phủ xanh kín Mã Đà, ẩn chứa biết bao sự sống diệu kỳ của tự nhiên. Mấy ai nghĩ được rằng khi xưa nơi đây từng là những hố bom, vạt rừng trụi lá, cháy nham nhở vì chất độc hóa học và lửa đạn ngày nào. 
 Ca khúc : Trị An âm vang mùa Xuân của N.S Tôn Thất Lập



(Tham khảo thêm Internet )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét